Phòng chống nội dung xấu và Bảo vệ thông tin cá nhân trên môi trường mạng
Thông tin xấu, độc tán phát trên mạng là các dạng thông tin có nội dung không phù hợp về chuẩn mực đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục như: kích động bạo lực, bôi nhọ đời tư, vu khống…; thông tin sai trái, độc hại có tính chất tội phạm tin học như: lừa đảo trên mạng, đánh cắp thông tin, mật khẩu, tán phát virus…
Tin giả (tiếng Anh gọi là fake news), còn được gọi là tin rác hoặc tin tức giả mạo, là các thông tin cố ý hoặc trò lừa bịp lan truyền qua phương tiện truyền thông. Có bảy loại tin giả khác nhau:
- Châm biếm/giễu nhại (không có ý định gây hại nhưng có thể gây nhầm lẫn thông tin)
- Các yếu tố liên quan đến bài viết bị sai (khi tiêu đề, hình ảnh hoặc chú thích không đúng với nội dung bài viết)
- Nội dung sai lệch (sử dụng thông tin sai lệch để đánh giá một vấn đề hoặc một cá nhân)
- Bối cảnh sai (khi nội dung được chia sẻ với thông tin ngữ cảnh sai)
- Tin mạo danh (các tin tức mạo danh từ các nguồn đáng tin cậy)
- Nội dung bị thao túng (khi thông tin hoặc hình ảnh chân thực bị thao túng để đánh lừa, ví dụ như đăng ảnh đã được chỉnh sửa)
- Nội dung bịa đặt (nội dung hoàn toàn không đúng, được tạo ra để đánh lừa và chuộc lợi)
Thông tin cá nhân là các thông tin về:
- Tên, tuổi;
- Đặc điểm nhận dạng cá nhân;
- Thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong bệnh án;
- Hình ảnh cá nhân;
- Thông tin về các thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ em;
- Tài sản cá nhân;
- Số điện thoại;
- Địa chỉ thư tín cá nhân;
- Địa chỉ, thông tin về nơi ở, quê quán;
- Địa chỉ, thông tin về trường, lớp, kết quả học tập và các mối quan hệ bạn bè của trẻ em;
- Thông tin về dịch vụ cung cấp cho cá nhân trẻ em